Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng

Sau 2 tháng ra mắt, Fujifilm X-T4 đã bắt đầu cập bến vào thị trường Việt Nam. Đây là máy ảnh Mirrorless mới nhất của hãng này trong nửa đầu năm nay, bên cạnh chiếc X100V mà chúng tôi vừa mới lên bài cách đây không lâu.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 1.

Tính đến thời điểm hiện tại, kẻ tiền nhiệm X-T3 đã trải qua hơn 1,5 tuổi đời và đây cũng là lúc để X-T4 xuất hiện mang đến nhiều công nghệ mới hơn cho người dùng.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 2.

Nhìn tổng quát, ngoại hình của X-T4 không mấy thay đổi so với trước, tuy nhiên khi cầm lên bạn sẽ thấy nó rất nặng, tăng từ 539 gr lên 607 gr.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 3.

Gờ cầm của X-T4 cũng nhô ra nhiều, nhờ vậy các ngón tay có thể bấu sâu vào và giữ máy vững hơn.

Máy có hai phiên bản màu đen và bạc, tuy nhiên cá nhân người viết thích tông màu đen thế này hơn, nó tạo nét đồng bộ xuyên suốt trên toàn thân máy cho đến ống kính. Ngoài ra, màu tối cũng đỡ gây chú ý hơn mỗi khi ra ngoài chụp phố.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 4.

Đây vẫn tiếp tục là một chiếc máy có cảm biến APS-C 26.1MP BSI CMOS X-Trans 4, với vi xử lý X-Processor biên dịch 4 và với ống ngắm điện tử 3,69 triệu điểm giống với người tiền nhiệm. Điểm nâng cấp lớn nhất nằm ở việc máy đã được trang bị khả năng chống rung cảm biến (IBIS) trước đây chỉ có ở dòng X-H1, với 6.5 bước chống rung để người dùng có thể chụp ở những tốc độ chậm hơn mà không lo rung lắc.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 5.

Khả năng lấy nét đã được nâng cấp để bắt nét trong điều kiện tối -6EV.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 6.

Ta cũng đã có viên pin mới NP-W235 có thể chụp được 600 tấm, to hơn, và đóng góp một phần cho độ nặng của máy bên cạnh hệ thống IBIS.

Khác với X-T3 chỉ có màn hình lật 3 hướng thì giờ X-T4 đã có thể lật xoay đa chiều, giúp người dùng thoải mái bố cục ở nhiều tình huống khác nhau. Độ phân giải màn hình cũng tăng từ 1,04 triệu điểm ảnh lên 1,62 triệu điểm ảnh.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 7.

Fujifilm công bố rằng đã nâng cấp cả cơ chế màn trập, giúp cho máy hoạt động êm ái hơn, cùng với đó là bền bỉ theo thời gian với khoảng 300.000 lần nhấn chụp trước khi có nguy cơ xuống cấp. Bên cạnh đó, tốc độ màn trập cơ cũng tăng lên 15 khung hình/giây trong khi X-T3 chỉ 11 khung hình/giây.

Shutter lag của X-T4 chỉ 0,035 giây trong khi phiên bản trước là 0,051 giây (theo đo đạc của trang Imaging Resource). Về phần mềm, ta đã có một màu giả lập phim mang tên 'Eterna Bleach Bypass', được cho là tạo ra các bức ảnh có tương phản cao nhưng màu sắc nhạt.

Đối với những nhà làm phim, X-T4 có thể quay DCI 4K 60fps, FullHD 240fps với hệ màu 10-bit vào thẻ nhớ và không cần bộ thu ngoài.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 8.

Với IBIS, X-T4 trở thành thiết bị lý tưởng để quay phim, vì vậy Fujifilm cũng đưa công tắc Still/Movie ngay dưới bánh xe chỉnh tốc độ màn trập để người dùng có thể chuyển đổi chế độ nhanh chóng.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 9.

Máy có tổng cộng 3 bánh xe chính dùng để điều chỉnh EV, tốc độ màn trập và ISO.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 10.

Ngoài ra còn có 2 bánh xe nhỏ ở phía trước và sau, gần vị trí đặt ngón cái và ngón trỏ để người dùng có thể tùy chỉnh cấu hình riêng.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 11.

Hỗ trợ 2 thẻ nhớ SD.

Cận cảnh Fujifilm X-T4: Màn trập mới, nặng hơn đời trước, đã có chống rung 5 trục IBIS, màn hình xoay lật đa hướng, giá gần 41 triệu đồng - Ảnh 12.

1 cổng Mic, Remote, mini HDMI và sạc USB-C.

Chúng tôi sẽ có bài đánh giá sâu hơn sau một thời gian trải nghiệm máy, mời quý độc giả đón chờ.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp

Có thể nói, phở, bánh mì và cà phê là 3 trong số những món nổi tiếng nhất của Việt Nam với truyền thông và du khách nước ngoài, “đều đặn” mỗi năm đều được vinh danh trên các bảng xếp hạng ẩm thực lớn nhỏ, ghi dấu ấn Việt đậm chất trên trường quốc tế. Để nói về tiếng vang của phở, bánh mì và cà phê thì không thể không nhắc đến 3 thương hiệu của Việt Nam đã góp phần giúp ẩm thực nước nhà tiến xa hơn, khi lần lượt xuất ngoại đầy thành công sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Úc. Đó chính là phở Thìn Lò Đúc, bánh mì Phượng Hội An và Cộng Cà Phê.

Phở Thìn Lò Đúc

09/03/2019, phở Thìn Lò Đúc đã khai trương cửa hàng xuất ngoại đầu tiên tại Tokyo, Nhật Bản. Những hình ảnh về dòng người xếp hàng dài ngoài cửa để thưởng thức những bát phở Thìn đã thu hút sự chú ý và cả niềm tự hào của cộng đồng mạng Việt.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 1.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 2.

Dòng người xếp hàng dài để đợi thưởng thức phở Thìn trong ngày khai trương ở Tokyo. Nguồn ảnh: Pho Thin TOKYO.

Nửa năm sau đó, phở Thìn Lò Đúc xuất ngoại lần 2 tại Melbourne (Úc). Hình ảnh bát phở bò xào tái, ngập hành nóng hổi của phở Thìn Melbourne xuất hiện ngập Instagram, người Nhật và khách quốc tế đều dành lời khen ngợi cho món ăn “quốc hồn quốc tuý” của người Việt.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 3.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 4.

Cửa hàng phở Thìn ở Melbourne (Úc) cũng đông nghịt người trong ngày khai trương. Ảnh @phothinaus.

Cả hai lần khai trương, đích thân bác Thìn - chủ quán phở Thìn Lò Đúc tại Hà Nội sang tận nơi chuẩn bị, đứng bếp và cả tập huấn, căn dặn các nhân viên để đảm bảo giữ đúng hương vị béo, thơm, đậm đà của bát phở Thìn gốc Hà Nội.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 5.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 6.

Đến cuối 2019, phở Thìn tiếp tục có mặt tại Bali (Indonesia) và trong tương lai sẽ là các chi nhánh ở Bồ Đào Nha, Séc và Ba Lan, theo chia sẻ của nghệ nhân Nguyễn Trọng Thìn. Mỗi lần phở Thìn xuất ngoại vẫn nhận được sự quan tâm đông đảo của du khách và cả những người Việt xa xứ, tìm về một hương vị phở chuẩn Việt nơi đất khách, độ ngon thì khỏi bàn cãi.

Những bát phở Thìn hấp dẫn, nhiều bò, ngập hành được các thực khách ở Tokyo, Melbourne check-in trên Instagram. Ảnh @am_foodlover, @goodfoodau, @asako.nitta.

Bánh mì Phượng Hội An

Từng được vị đầu bếp lừng danh Anthony Bourdain gọi là "bánh mì ngon nhất thế giới", bánh mì Phượng Hội An tiến ra thị trường nước ngoài với sự đón nhận nhiệt tình của bạn bè quốc tế, cụ thể ở đây là tại Seoul, Hàn Quốc. Cửa hàng nhượng quyền của bánh mì Phượng là một toà nhà 3 tầng, với lối kiến trúc, màu sắc, bàn ghế nhìn là thấy rõ ngay Hội An. Ngoài không gian rộng rãi, đậm văn hoá phố cổ, hương vị bánh mì Phượng được đánh giá là chuẩn tới 90% với phiên bản ở Việt Nam.

Cửa hàng mặt tiền 3 tầng, màu vàng rực của bánh mì Phượng Hội An ở Seoul. Ảnh @min.ah.__, @meeyo_.

Trước khi khai trương, chủ quán bánh mì Phượng Hội An ở Việt Nam đã sang để đánh giá chất lượng, huấn luyện các đầu bếp của chi nhánh Seoul. Từ khi ra mắt đến nay, bánh mì Phượng rất nổi tiếng với người Hàn, liên tục được check-in, khen ngợi.

Thực khách người Hàn check-in với bánh mì Phượng Hội An trên Instagram. Ảnh @hyo_1989s, @team_wheh, @yoojin.oh0127, @jan.720.

Cộng Cà Phê

Sau 11 năm ra mắt và có hơn 50 chi nhánh khắp Việt Nam, thương hiệu Cộng Cà Phê đã chính thức xuất ngoại lần đầu tiên ở Seoul, Hàn Quốc (07/2018) và lần thứ hai ở Kuala Lumpur (11/2019). Thương hiệu cà phê thuần Việt tạo ra ấn tượng không chỉ ở hương vị cà phê, đồ uống liên quan mà từ không gian, kiến trúc, đồ dùng, cốc chén, phong cách phục vụ… đều mang đậm concept hoài cổ của Việt Nam thời bao cấp - là yếu tố cũng rất thu hút sự quan tâm của khách nước ngoài.

4/6 chi nhánh của Cộng Cà Phê ở biên dịch Hàn Quốc. Ảnh @congcaphe_kr.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 11.

Chi nhánh của Cộng Cà Phê ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh @congcaphe_my.

Với những bước tiến được chuẩn bị chỉn chu, Cộng Cà Phê đã được ưa chuộng ở Hàn Quốc (với 6 chi nhánh) cũng như Malaysia (1 chi nhánh), có một đợt còn tạo làn sóng check-in với giới trẻ Hàn. Nhưng tất nhiên vị cà phê vẫn là điều cuốn hút khách nước ngoài hơn cả, khi cà phê Việt của Cộng còn được bán dưới dạng đóng hộp ở hệ thống siêu thị Hàn Quốc.

Khách quốc tế check-in tại Cộng Cà Phê. Ảnh @oio_vz, @tendergreen_, @seo__honey.

Nói không ngoa, Cộng chính là thương hiệu cà phê made in Vietnam 100% thành công nhất ở thị trường quốc tế hiện nay, cụ thể là ở khía cạnh cửa hàng, concept, tạo dấu ấn cho thương hiệu nói riêng và danh tiếng của cà phê Việt Nam nói chung.

Rating tập 4 Quân Vương Bất Diệt tăng không đủ "lết" lên 2 chữ số: Tình tiết quá chậm hay Lee Min Ho "hết thời"?

Theo AGB Nielsen, rating toàn quốc của tập 4 The King: The Eternal Monarch ( Quân Vương Bất Diệt ) dừng ở con số 8.0 và 9.7% (so với tập 3 lần lượt là 7.8%, 9%). Kết quả này không nằm ngoài mong đợi trước những gì diễn ra xuyên suốt 60 phút phát sóng tối ngày 25/4.

Ngoài sự lặp đi lặp lại và vẫn không có thêm tình tiết "ăn view" bên cạnh phân đoạn chốt hạ vốn ai cũng đã biết qua 1001 bức ảnh nhá hàng: hoàng đế Lee Gon ( Lee Min Ho ) cưỡi bạch mã đưa Jung Tae Eul ( Kim Go Eun ) về Đại Hàn Đế Quốc. Bốn tập phim đã phát sóng gần như chỉ là một phiên bản dài hơi hơn của trailer trước giờ lên sóng, thêm dịch thuật thắt chút ít "thuyết âm mưu" về thế giới song song, nhất là vết tích kì lạ đằng sau lưng Lee Gon.

Lee Min Ho hóa yêu tinh đưa "Eun Tak" về nơi mộng ảo?

Vết tích xuất hiện và vẫn chưa có lời giải.

Tuy nhiên, dự án nào cũng có lúc thăng, lúc trầm và rating vẫn có thể tăng lên nhờ những diễn biến cao trào trong những tập sắp tới. Với preview tập 5 đầy ắp "drama", fan cứng của chàng Lee Min Ho giờ chỉ có thể mong mỏi một màn bứt phá thật sự ấn tượng để xóa tan nghi ngờ của khán giả về chất lượng của bộ phim vốn được coi là siêu bom tấn đài SBS.

Bên cạnh đó, Quân Vương Bất Diệt cũng đang phải đối đầu với đối thủ quá mạnh Thế Giới Hôn Nhân của đài cáp jTBC. When My Love Blooms ( Khi Tình Yêu Nở Rộ ) cũng vừa lên sóng vào khung giờ vàng tvN, việc nằm giữa khung giờ của hai dự án có hai "chị đại" gạo cội được yêu thích là Kim Hee Ae và Lee Bo Young chắc chắn sẽ khiến Quân Vương Bất Diệt gặp nhiều trở ngại hơn nữa.

Điều thú vị duy nhất qua 4 tập phim có lẽ là "bromance" của Lee Gon và Jo Yeong/Jo Eun Seob?

Quân Vương Bất Diệt tiếp tục được phát sóng vào 20h00 (giờ Việt Nam) thứ 6, thứ 7 hàng tuần trên kênh truyền hình SBS và Netflix với phụ đề tiếng Việt vào 21h30.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động

Đầu tháng 4, Ban quản lý Vinhomes gửi thư cho các cư dân về việc tạm ngừng thực hiện thu trực tiếp các khoản phí dịch vụ tại quầy lễ tân các tòa nhà. Cư dân có thể sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua ví điện tử VinID, Internet Banking hoặc tại các điểm giao dịch của ngân hàng.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 1.

Trên hệ thống của VinID, hay các ví điện tử khác hiện nay như ZaloPay, Moca của Grab, hệ thống internet banking của các ngân hàng đều có dịch vụ thanh toán tiền điện, nước. Nếu cách đây 10 năm, hàng tháng sẽ có một nhân viên điện lực hoặc nước sạch đến từng nhà dân gõ cửa để thu tiền hàng tháng, thì ở thời điểm hiện tại chỉ cần một cú chạm trên di động, người dân có thể thanh toán chi phí điện nước trong 2 giây.

Khởi nguồn từ cổng thanh toán của một trò chơi điện tử trực tuyến

Trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) đã chia sẻ về sự ra đời của Payoo, nền tảng đứng sau các giao dịch thanh toán hóa đơn thông qua Grab (Moca), VinID, các cửa hàng Thế giới di động, FPTShop, Vinmart… với tổng giá trị giao dịch đạt 100.000 tỷ đồng/năm.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 2.

Ông Ngô Trung Lĩnh (giữa)

Xuất phát điểm từ những năm 2007-2008, bắt đầu từ cổng thanh toán chơi game, nhóm phụ trách vận hành kỹ thuật tại Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SaigonTel), đã quan sát và nhận thấy nhu cầu giao dịch điện tử không dừng ở các giao dịch game online mà cả thị trường thanh toán thời điểm đó rất sơ khai. Từ xuất phát điểm đó, VietUnion ra đời, lấy thương hiệu Payoo, bắt đầu phát triển công cụ thanh toán trực tuyến cho thương mại điện tử.

Tuy nhiên, một khoảng thời gian rất lâu thương mại điện tử Việt Nam mới thành hình và phát triển như hôm nay. Để tồn tại và phát triển được, Payoo quan sát việc thanh toán hóa đơn tại Việt Nam còn khá thô sơ. Thời điểm trước, nhân viên thu tiền điện nước đến từng nhà thu tiền vào giờ hành chính, số tiền được thông báo quá các tờ hóa đơn, nhưng hiện nay các gia đình trẻ rất khó có người ở nhà để thanh toán các hóa đơn này. Do đó từ năm 2011 -2012 công ty tập trung vào việc xây dựng nền tảng để hỗ trợ việc thực hiện thanh toán hóa đơn, sau khi được cổ đông Nhật Bản là NTT Data, một ông lớn trong lĩnh vực thanh toán hóa đơn của Nhật Bản vào rót vốn.

"Chúng tôi đã chủ động kết nối trực tiếp đến hệ thống điện tử của các đối tác điện nước. Thời điểm 2012-2013, để tiếp cận các công ty nhà nước rất khó khăn vì hạ tầng kỹ thuật của họ khá thô sơ, do đó chúng tôi hỗ trợ họ tạo kênh kết nối điện tử, qua kênh đó khách hàng có thể thanh toán và thấy được tiền nợ của mình trực tuyến. Để tạo niềm tin với người dân ở những ngày đầu, chúng tôi làm việc trực tiếp với các cơ sở điện lực để đặt thông tin trên website, quầy thông tin về việc Payoo là đối tác được phép của điện nước thanh toán hóa đơn. Song song đó, chúng tôi kết nối với các ngân hàng, khách hàng đến ngân hàng giao dịch có các dịch vụ cộng thêm thì họ sẽ dần quen thuộc.

Các cô đi siêu thị thấy quầy thanh toán, các đối tác liên kết đều là các đối tác tên tuổi trên thị trường và có lòng tin cao như Vingroup, FPT shop, Thế giới di động, Pico, Media Mart, Family Mart.. mọi người thấy khá quen thuộc thì thông qua đó xây dựng được niềm tin, khách hàng thấy tin cậy hơn. Khách hàng cuối cùng thấy phương thức thanh toán mới phù hợp hơn với cách trước đây", ông Lĩnh chia sẻ về những ngày đi xây viên gạch đầu tiên.

Payoo = Pay Online + Offline

Payoo phát âm là "Pay-You", mang thông điệp "thanh toán cho bạn", viết tắt của Pay Online và Offline. Nghĩa là không chỉ bao gồm thanh toán trực tuyến trên internet mà bao gồm cả các quầy giao dịch ở các cửa hàng tiện lợi.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 3.

Hơn 350 nhà cung cấp dịch vụ kết nối hệ thống thanh toán với nền tảng của Payoo

Số liệu của Payoo cho biết nền tảng này hiện đã liên kết được với 40 ngân hàng, hơn 300 doanh nghiệp và kết nối với gần 12.000 điểm hỗ trợ thanh toán trên toàn quốc. Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán được hóa đơn mọi lúc, mọi nơi qua các ví điện tử như Zalo Pay, VinID, SenPay, Moca (Grab); hệ thống cửa hàng tiện lợi, cửa hàng điện máy, cửa hàng công nghệ, siêu thị…, như Thế giới Di động, FPT Shop, VinMart, VinMart+, Circle K, FamilyMart, B’s mart, Ministop, Phamarcity… hoặc thanh toán tại quầy giao dịch của ngân hàng, thanh toán online trên website, qua ứng dụng của ngân hàng hoặc Payoo.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 4.

Ông Lĩnh chia sẻ, "Payoo muốn trở thành người trợ giúp các đối tác để cùng xây dựng một kênh thanh toán hữu ích cho Việt Nam. Không có kênh nào là tốt nhất, cho dù phục vụ 3-5% đối tượng khách hàng thì mình cũng sẽ tìm giải pháp để phục vụ. Làm thế nào vùng nông thôn, các cửa hàng nhỏ lẻ cũng có thể tiếp cận được với các công cụ mới".

Việc tiếp cận cả online và offline để có thể phủ khắp được tất cả thành phần khách hàng, từ người trẻ có thể tiếp cận công nghệ, thanh toán học phí, bảo hiểm, internet, đến những bà nội trợ có thói quen đi chợ có thể ra các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị như Vinmart, Lotte, Aeon, …để thanh toán tiền điện nước. Và đó là những khoản thanh toán thường xuyên, nên sẽ góp phần tạo khách hàng quen thuộc cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Sau 12 năm hoạt động, nền tảng của Payoo có thể xử lý thanh toán cho hơn 350 loại hóa đơn dịch vụ như điện, nước, điện thoại, truyền hình, internet, tài chính, bảo hiểm…, với tổng giá trị xử lý giao dịch qua Payoo khoảng 100.000 tỷ VND/năm (tương đương khoảng hơn 4 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xử lý trên mỗi giao dịch của nền tảng này đạt 50% mỗi năm trong suốt 5 năm qua. Hiện công ty này đang phục vụ 20 triệu người dân Việt Nam.

Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động - Ảnh 5.

Tuy nhiên khi nói về Payoo, Tổng giám đốc Ngô Trung Lĩnh lại khá khiêm tốn và cho rằng "Payoo xem mình là một người xây dựng nền tảng để giúp các đối tác của mình tạo ra dịch vụ hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn. Là cánh tay nối dài của hệ thống ngân hàng, và là người đứng sau thúc đẩy các đối tác thành công. Khi các đối tác phát triển thì mình cũng phát triển. Chúng tôi muốn dịch vụ thanh toán mua sắm trực tuyến của Việt Nam tương đương với các nước phát triển".

Tại sao các đối tác Grab, VinID , hệ thống ngân hàng cần hạ tầng của Payoo?

Trả lời câu hỏi của người viết, ông Ngô Trung Lĩnh chia sẻ, trong suốt 9 năm qua Payoo đã kết nối được với hơn 350 nhà cung cấp dịch vụ, và con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Với các hệ thống ngân hàng hay các cửa hàng tiện lợi, ví điện tử, thay vì họ phải đi kết nối với từng đối tác một, và có thể phải mất 4-5 năm phiên dịch để làm như những gì Payoo đang làm, thì nếu hợp tác chỉ tốn 3-4 tuần. "Các đối tác dành nguồn lực để phát triển dịch vụ lõi của mình thì sẽ tốt hơn".

Payoo cũng cung cấp hạ tầng về máy móc, trang thiết bị điện tử cho các đối tác để có thể chấp nhận được mọi thanh toán. Thông qua một kết nối, ngân hàng có thể tiếp cận tới 12.000 cửa hàng trên toàn quốc. Với các đơn vị giao hàng cơ động, các cửa hàng có thể trang bị các máy POS di động nhỏ có thể quẹt tại chỗ bằng thẻ hay QR.

Cú hích chuyển đổi số

Dịch Covid-19 lần này xảy đến đã tạo ra một cú hích cho các doanh nghiệp chuyển đổi số và thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Với Payoo, đó là cơ hội.

Một đơn vị trong lĩnh vực giáo dục trước đây lưỡng lự trong việc học trực tuyến thì nay vì dịch Covid-19, họ yêu cầu cung cấp dịch vụ trực tuyến và phụ huynh đóng học phí qua online. "Chuyển đổi số diễn biến nhanh hơn rất nhiều", ông Lĩnh bình luận.

Trong vài năm qua sau khi tạo được kết nối thanh toán hóa đơn mang tính định kỳ hàng tháng Payoo đã phục vụ khoảng 20 triệu khách hàng thường xuyên. Công ty này đã phát triển nhiều phương tiện hỗ trợ chấp nhận thanh toán hiện đại phù hợp với sự phát triển của lĩnh vực tài chính công nghệ, như thanh toán bằng mã QR, cho phép khách hàng lựa chọn thanh toán nhiều lần thay vì thanh toán 1 lần (trả góp)…

Dư địa phát triển còn rất nhiều

Ông Ngô Trung Lĩnh chia sẻ, tính sẵn sàng tiếp cận cái mới của người Việt Nam rất cao, điều này thể hiện thông qua số người có điện thoại di động và kết nối internet khắp nơi. Tuy nhiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn còn một khoảng cách rất lớn trong việc tiếp cận đến tài chính công nghệ, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa. Số lượng người có tài khoản ngân hàng vẫn thấp. Gần đây Chính phủ đã đẩy mạnh hành lang pháp lý cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực fintech phát triển.

"Các công ty fintech còn nhiều sân chơi để phát triển, chúng ta chỉ có khoảng 300.000 máy POS trong khi số cửa hàng nhỏ lẻ ở Việt Nam phải đến 2 triệu cửa hàng, bên cạnh đó mạng xã hội phát triển khiến các giao dịch giữa cá nhân và cá nhân mua bán online tăng mạnh, do đó không gian còn rất rộng. Tương lai sắp tới, các tập đoàn công nghệ lớn đang mở rộng dần các mảng dịch vụ mới thì các công ty fintech có nhiều cơ hội phát triển cùng", ông Lĩnh kết luận.

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái "đột nhập" Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép?

Chuyện tình kéo dài gần 4 năm của  Phan Mạnh Quỳnh  và bạn gái Khánh Vy vẫn luôn nhận được sự ủng hộ từ công chúng. Không chỉ thường xuyên xuất hiện cùng nhau, thoải mái công khai thể hiện tình cảm, cặp đôi còn liên tục dành cho nhau những lời khen "có cánh" trước truyền thông. Tuy nhiên bên cạnh đó, cả hai cũng không ít lần sẵn sàng "bóc mẽ" nhau, "cà khịa" công khai trên mạng xã hội, khiến fan vô cùng thích thú vì độ "lầy".

Theo đó mới đây, bạn gái Phan Mạnh Quỳnh còn khẳng định thêm khả năng kể xấu người yêu không thể xem thường khi "đột nhập" tài khoản mạng xã hội của nam ca nhạc sĩ để "bóc mẽ" điểm khác biệt, thậm chí là lạ thường của anh từ lúc hẹn hò đến nay. Cụ thể, Khánh Vy chia sẻ bức ảnh bên Phan Mạnh Quỳnh kèm lời nhắn: " Xem lại tấm hình cũ, lâu lâu chụp chung mà ngồi như bức tượng vậy đó, tức lồng ngực thiệt chứ. Tưởng đâu bị ba mẹ gả bán hay gì đó chứ hồi tán tôi nhiệt tình lắm nha quý vị.  Tôi đăng á không phải ổng, coi ổng có xoá thì thôi nha". 

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái đột nhập Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép? - Ảnh 2.

Bức ảnh ngồi nghiêm túc bên bạn gái, chỉ nhoẻn miệng cười của Phan Mạnh Quỳnh đã bị mang ra "bóc mẽ" không thương tiếc.

Chưa kịp chờ bạn trai phản dịch thuật ứng lại, Khánh Vy tiếp tục dùng tài khoản mạng xã hội của cô để bình luận ngay dưới bài đăng này: " Sẵn đây mình cũng muốn nói vài biểu hiện lạ lùng. Hai  đứa đang đi xe máy dạo biển, ổng hỏi tui gì đó tui không trả lời (tại đang suy nghĩ á) cái ổng nói "alo alo" y hệt đang nói chuyện điện thoại. Ủa? Là sao. Ở nhà mà ổng hỏi gì không nghe tui nói lại ổng cũng alo alo như đang nói chuyện điện thoại á, hay đó là biểu hiện của yêu xa quá lâu vậy mọi người". 

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái đột nhập Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép? - Ảnh 3.

Biểu hiện lạ lùng của Phan Mạnh Quỳnh khi yêu như thế nào cũng được bạn gái công khai cho cả bàn dân thiên hạ được biết.

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái đột nhập Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép? - Ảnh 4.

Nghe màn kể xấu của bạn gái Phan Mạnh Quỳnh mới thấy, đúng là không thể so sánh được lúc mới yêu và khi đã yêu lâu năm. Tuy nhiên với độ kể xấu công khai như thế này, ai ai cũng mong chờ phản ứng của Phan Mạnh Quỳnh sau khi phát hiện Facebook cá nhân bị "đột nhập" sẽ ra sao.

Ngắm nhìn concept iOS 14 trong mơ: Hàng loạt tính năng được iFan mong đợi từ lâu liệu có trở thành sự thật?

Còn vài tháng nữa mới đến WWDC, sự kiện thường niên được Apple tổ chức để quy tụ những nhà phát triển ứng dụng và giới thiệu các phiên bản hệ điều hành mới. Sau iOS 13 không có nhiều thay đổi về thiết kế, iOS 14 được dự đoán sẽ là bước nhảy lớn của ông lớn Cupertino trong năm nay.

Dựa trên những thông tin bị lộ, kênh YouTube The Hacker 34 đã sáng tạo thêm và "trình làng" bản concept iOS 14 với hàng loạt tính năng thú vị. Hãy cùng điểm qua một số ý tưởng đáng chú ý.

Ngắm nhìn concept iOS 14 trong mơ: Hàng loạt tính năng được iFan mong đợi từ lâu liệu có trở thành sự thật? - Ảnh 1.

Màn hình Always On Display đã xuất hiện từ lâu trên các thiết bị Android, hy vọng Apple cũng sẽ mang tính năng hữu ích này lên bản cập nhật iOS 14 phiên dịch sắp tới.

Ngắm nhìn concept iOS 14 trong mơ: Hàng loạt tính năng được iFan mong đợi từ lâu liệu có trở thành sự thật? - Ảnh 2.

Màn hình khoá được bổ sung thêm một số icon nhỏ hiển thị thời tiết và đồng hồ theo dõi vận động.

Ngắm nhìn concept iOS 14 trong mơ: Hàng loạt tính năng được iFan mong đợi từ lâu liệu có trở thành sự thật? - Ảnh 3.

Theo một số tin đồn, Apple sẽ nâng cấp tính năng widget với các khung thông tin có kích thước gấp đôi hoặc gấp 4 biểu tượng ứng dụng ở màn hình chính.

Ngắm nhìn concept iOS 14 trong mơ: Hàng loạt tính năng được iFan mong đợi từ lâu liệu có trở thành sự thật? - Ảnh 4.

Các khung này có thể được tự do di chuyển giữa các màn hình tương tự widget trên hệ điều hành Android.

Ngắm nhìn concept iOS 14 trong mơ: Hàng loạt tính năng được iFan mong đợi từ lâu liệu có trở thành sự thật? - Ảnh 5.

Tính năng chia đôi màn hình cũng được người dùng kỳ vọng xuất hiện trên iOS 14.

Ngắm nhìn concept iOS 14 trong mơ: Hàng loạt tính năng được iFan mong đợi từ lâu liệu có trở thành sự thật? - Ảnh 6.

Dù khó thành hiện thực, nhưng ý tưởng về một thanh dock có thể truy cập bất kỳ đâu như trên iPad là một sáng kiến thú vị và có thể hữu ích cho người dùng iPhone.

Ngắm nhìn concept iOS 14 trong mơ: Hàng loạt tính năng được iFan mong đợi từ lâu liệu có trở thành sự thật? - Ảnh 7.

Trình nhận cuộc gọi hiện tại bị đánh giá là bất hợp lý cho chiếm toàn bộ diện tích màn hình, sẽ hợp lý hơn nếu chỉ là một khung nhỏ như trong concept..

Ngắm nhìn concept iOS 14 trong mơ: Hàng loạt tính năng được iFan mong đợi từ lâu liệu có trở thành sự thật? - Ảnh 8.

Bảng tuỳ chọn emoji thay vì phải tách riêng có thể hiển thị thành dải dưới bàn phím.

Ngắm nhìn concept iOS 14 trong mơ: Hàng loạt tính năng được iFan mong đợi từ lâu liệu có trở thành sự thật? - Ảnh 9.

Apple cũng đã trang bị chế độ Picture In Picture, cho phép thu nhỏ video đang xem thành một khung di động, trên iPadOS. Với kích thước màn hình lớn của iPhone hiện nay, công ty có thể cân nhắc mang tính năng này lên iOS.

Vido Concept iOS 14 của The Hacker 34.